Quản lý đạo ôn và vi khuẩn vụ Hè Thu I NÔNG DƯỢC ANT

 14:58 24/05/2023        Lượt xem: 1008

Quản lý đạo ôn và vi khuẩn vụ Hè Thu I NÔNG DƯỢC ANT
Vụ Hè Thu là thời điểm thuận lợi để bệnh đạo ôn và bệnh cháy bìa lá phát triển và gây hại mạnh. Cần có giải pháp quản lý kịp thời để tránh thiệt hại năng suất về sau.

Thời tiết biến đổi bất thường là điều kiện thuận lợi để một số loài nấm bệnh tấn công và gây hại trên lúa. Trong đó, bệnh đạo ôn và cháy bìa lá là 2 đối tượng đáng chú ý.

I. BỆNH ĐẠO ÔN
   1. Tác nhân gây bệnh:

Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia Oryzae gây ra.

   2. Điều kiện phát triển bệnh:

Bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết: Trời nhiều mây, âm u, ẩm độ không khí cao, sương mù dày và liên tục nhiều ngày.

Bên cạnh đó, ở những chân ruộng nhiều mùn, đất trũng, khó thoát nước, khu vực bị che khuất bởi bóng cây bệnh phát triển nặng…

Ngoài ra, ruộng có mật độ sạ dày, bón thừa phân đạm hoặc bón Kali trên nền đạm cao cũng giúp bệnh phát triển mạnh.

   3. Nhận diện bệnh:
Ban đầu vết bệnh trên lá có hình chấm kim, sau đó lớn dần và có hình thoi, tâm màu xám, xung quanh có viền nâu đặc trưng (bà con mình hay gọi là vết mắt én).

Nấm bệnh đạo ôn có thể gây hại trên lá, cổ lá, thân, cổ bông, cổ gié và cả trên hạt. Trong vụ Đông Xuân, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm chênh lệch cao bệnh sẽ dễ phát sinh thành dịch.

II. BỆNH CHÁY BÌA LÁ:
   1. Tác nhân gây bệnh:

Bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae gây ra.

   2. Điều kiện phát triển bệnh:

Trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều bệnh phát triển rất nhanh và dễ lây lan,….. Bệnh cháy bìa lá dễ dàng lây lan qua nước, qua vết thương cơ học do quá trình di chuyển thăm ruộng của bà con.

   3. Nhận diện bệnh:

Ban đầu bệnh xuất hiện từ chóp lá, sau lan dần và phát triển 2 bên bìa lá. Vết bệnh mới chỉ là những vệt trong suốt, dần dần lớn hơn và chuyển sang màu vàng nâu. Trên 
vết bệnh có giọt vi khuẩn màu vàng đục tiết ra ngoài vào sáng sớm, chiều mát và buổi tối. Bệnh nặng làm cháy toàn bộ giàn lá, làm giảm khả năng quang hợp, dẫn đến hạt dễ lép lửng, làm giảm năng suất đáng kể.

Giải pháp nào vừa phòng trừ đạo ôn và vi khuẩn, vừa tiết kiệm cho bà con???

 

BỘ ĐÔI GIẢI PHÁP: BLAST – SÁT KHUẨN LẠNH

BLAST: Hoạt chất Hexaconazole (30g/ L), Tricyclazole (220g/L)

BLAST: Đặc trị bệnh đạo ôn – đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, cổ gié.

SÁT KHUẨN LẠNH: Hoạt chất Ningnamyin (30g/L)

SÁT KHUẨN LẠNH: Đặc trị bệnh cháy bìa lá, lép vàng vi khuẩn.

Blast – Sát khuẩn lạnh: Tác động cộng hưởng - khống chế nấm khuẩn tức thời, dưỡng lá xanh dầy, kích thích cây lúa tăng sức đề kháng.

Blast – Sát khuẩn lạnh bà con phun vào các giai đoạn như: Lúa đẻ nhánh, trước trổ và sau trổ. Với liều lượng 30cc/bình máy 25 lít.

Blast – Sát khuẩn lạnh: Khống chế nấm khuẩn - mướt lá – đẹp bông.

Công ty NÔNG DƯỢC ANT kính chúc bà con trúng mùa được giá !!!

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và mua sản phẩm xin vui lòng liên hệ hotline tư vấn (miễn cước): 1800.599.952 hoặc Zalo: 0896.961.770 để được tư vấn miễn phí và nhanh nhất nhé !

 

Tin liên quan
Tin tức mới
Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

 09:15 30/08/2023
Nám trái, đém trái, nổ trái là thuật ngữ quen thuộc mà con Miền Tây dùng để gọi thay thế cho bệnh thán thư và thối trái trên ớt. Bệnh gây hại mạnh những năm gần đây, nhất là mùa mưa.
Bệnh gây hại ở tất các các vùng trồng ớt ở nước ta và làm thất thu năng suất trái mỗi vụ tối thiểu 30%. Đặc biệt, trong tháng 4, 5, 6 năm 2023 vừa qua năng suất ớt của bà con ở huyện Thanh Bình – Đồng Tháp giảm ít nhất 50%, có khu vực gần như mất trắng vì sự gây hại của bệnh này. Do đó, bà con cần có các biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời nhằm giảm thiệt hại do bệnh gây ra ở mức thấp nhất.
GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ I NÔNG DƯỢC ANT

GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ I NÔNG DƯỢC ANT

 15:16 03/08/2023
Sâu cuốn lá gây hại từ khi lúa đẻ nhánh đến khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ sâu cuốn lá thường phát sinh và gây hại nặng.
Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

 10:02 25/07/2023
Cây còi cọc, lá rụng, rễ cháy, đất chai cứng, cạn kiệt nguồn dinh dưỡng,... Là tình trạng phổ biến trên cây sầu riêng giai đoạn sau thu hoạch.
Giai đoạn này, cây sầu riêng cần được cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng giúp cây phục hồi nhanh chóng để chuẩn bị cho các đợt đi đọt và làm bông tiếp theo.
Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

 16:07 30/06/2023
Sầu riêng từ lâu được mệnh danh là vua của các loài cây ăn trái. Đi đôi với vị ngon, bổ, cùng giá trị kinh tế cao thì cây sầu riêng còn được biết đến là đứa con khó tánh nhất nhì. Ngoài việc phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vào đúng các giai đoạn thì việc quản lý các đối tượng sâu bệnh hại để đảm bảo sức khỏe cho cây là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay7
  • Tháng hiện tại2.841
  • Tổng lượt truy cập181.605
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây