Ghi dấu nhiều tiến bộ của nông dân canh tác lúa ở ĐBSCL I NÔNG DƯỢC ANT

 09:27 17/12/2021        Lượt xem: 607

Ghi dấu nhiều tiến bộ của nông dân canh tác lúa ở ĐBSCL I NÔNG DƯỢC ANT

Áp dụng kỹ thuật mới

Ở ĐBSCL từ năm 2015 – 2020 (gia hạn đến tháng 6/2022), hợp phần phát triển lúa gạo bền vững của Dự án VnSAT thực hiện tại 8 tỉnh, thành phố, gồm: An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang đã ghi dấu nhiều nỗ lực, tiến bộ của nông dân trong việc liên kết sản xuất (SX), góp phần thúc đẩy các HTX nông nghiệp chuyên canh cây lúa đạt nhiều thành tựu mới. Đặc biệt, dấu ấn trong việc áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh lúa "1 phải 5 giảm" đã giúp nông dân nâng cao hiệu quả SX lúa. 

Nông dân ở Hậu Giang sử dụng máy cấy lúa giúp giảm lượng giống so với sạ lan truyền thống. Ảnh: Hữu Đức.Nông dân ở Hậu Giang sử dụng máy cấy lúa giúp giảm lượng giống so với sạ lan truyền thống. Ảnh: Hữu Đức.

Tại xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè (Tiền Giang), HTX Dịch vụ Nông nghiệp Mỹ Trung được sự hỗ trợ từ dự án VnSAT đã hoạt động hiệu quả ở hầu hết các lĩnh vực, nhất là trong SX lúa.

Ông Nguyễn Văn Thạnh, Giám đốc HTX Mỹ Trung phấn khởi chia sẻ: Qua 3 năm tham gia dự án VnSAT, thành viên HTX cũng như bà con nông dân liên kết với HTX được hưởng nhiều lợi ích. Nhất là trong SX lúa, dự án đã tập huấn cho bà con nông dân 23 lớp “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”. Từ đó đã thay đổi cách làm của nông dân rất nhiều.

Trước đây, nông dân gieo sạ theo truyền thống thường dùng lượng giống từ 15 - 20 kg/công (1.000m2). Hiện nay, bà con thay đổi rất nhiều, giảm xuống còn 8 - 10 kg/công. Theo ông Thạnh, hồi đầu khi áp dụng giảm giống gieo sạ, nhiều hộ thành viên còn e ngại. 

"Cách đây 3 năm vào vụ đông xuân, tôi trình diễn mô hình lúa cấy có 6 kg giống/công. Lúc đó, nhiều bà con bàn tán, làm vậy sao có ăn? Vậy mà lúa trúng bất ngờ hơn 42 giạ/công (tương đương 8,4 tấn/ha), trúng nhất từ hồi tôi làm lúa đến giờ. Sau vụ đó, bà con mới xin áp dụng lúa cấy. Đến vụ vừa rồi, hơn 500 ha SX lúa của bà con trong HTX đều áp dụng lúa cấy lượng giống 6 kg/công”, ông Thạnh kể.

Nhờ giảm giống, nông dân của HTX đã giảm mạnh được phân bón. Trước đây, sạ dày nông dân phải bón từ 40 - 45 kg/công. Hiện nay, phân hoá học giảm xuống còn 20 kg/công và kết hợp bón thêm 15 kg phân hữu cơ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong thời điểm giá phân bón leo thang như hiện nay.

Mô hình ruộng lúa áp dụng kỹ thuật canh tác lúa '1 phải 5 giảm' ở An Giang. Ảnh: Hữu Đức.

Mô hình ruộng lúa áp dụng kỹ thuật canh tác lúa “1 phải 5 giảm” ở An Giang. Ảnh: Hữu Đức.

“Trước đó, nhờ được tập huấn kỹ thuật từ dự án VnSAT nên thành viên HTX đã mạnh dạn áp dụng quy trình bón phân mới. Bà con tham gia chỉ sử dụng 20 kg phân bón hoá học và 15 kg phân hữu cơ. Hiện nay, nếu so ra, bón phân theo quy trình này giúp tiết kiệm được ít nhất khoảng 30% chi phí phân bón so với cách bón 100% phân hoá học mà lúa rất khoẻ và ít bệnh. Từ đó, số lần phun xịt thuốc BVTV cũng giảm hẳn từ 5 - 6 lần xuống chỉ còn 2 - 3 lần”, ông Thạnh cho biết thêm.

Dự án VnSAT đã tác động tích cực, thay đổi hành vi SX lúa của các hộ nông dân trong vùng dự án, chuyển đổi từ việc trồng lúa theo kiểu truyền thống sang trồng lúa áp dụng quy trình kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.

Qua đó, giúp giảm chi phí SX thông qua giảm lượng giống gieo sạ, lượng phân đạm dư thừa, số lần phun thuốc trừ sâu, giảm lượng nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch, từ đây đã góp phần tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận trong SX lúa. Kết quả mức gia tăng lợi nhuận SX lúa trung bình trong vùng dự án là 36,4% so với trước dự án và vùng SX lúa ngoài dự án.

Đến nay, phần lớn nông dân vùng dự án VnSAT ở Tiền Giang đều áp dụng lượng giống giảm rất nhiều so với trước nhờ được tập huấn kiến thức khoa học chăm sóc ruộng đồng. Theo Ban quản lý dự án VnSAT tỉnh Tiền Giang, đối với kỹ thuật “1 phải 5 giảm”, mục tiêu dự án sẽ đào tạo 34.560 lượt người và diện tích áp dụng sau đào tạo là 8.000 ha.

Gần đây nhất, kết quả đánh giá vụ đông xuân 2020 - 2021 về tỷ lệ áp dụng “3 giảm 3 tăng” chung của Tiền Giang là 92,7% về số hộ và 93,3% về diện tích. Tỷ lệ hộ áp dụng “1 phải 5 giảm” là 97,5% về số hộ và 98,8% về diện tích.

Tin liên quan
Tin tức mới
Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

Nám trái - Đém trái - Thối trái gây hại nặng ở các vùng trồng ớt II NÔNG DƯỢC ANT

 09:15 30/08/2023
Nám trái, đém trái, nổ trái là thuật ngữ quen thuộc mà con Miền Tây dùng để gọi thay thế cho bệnh thán thư và thối trái trên ớt. Bệnh gây hại mạnh những năm gần đây, nhất là mùa mưa.
Bệnh gây hại ở tất các các vùng trồng ớt ở nước ta và làm thất thu năng suất trái mỗi vụ tối thiểu 30%. Đặc biệt, trong tháng 4, 5, 6 năm 2023 vừa qua năng suất ớt của bà con ở huyện Thanh Bình – Đồng Tháp giảm ít nhất 50%, có khu vực gần như mất trắng vì sự gây hại của bệnh này. Do đó, bà con cần có các biện pháp phòng và trị bệnh kịp thời nhằm giảm thiệt hại do bệnh gây ra ở mức thấp nhất.
GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ I NÔNG DƯỢC ANT

GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ I NÔNG DƯỢC ANT

 15:16 03/08/2023
Sâu cuốn lá gây hại từ khi lúa đẻ nhánh đến khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ sâu cuốn lá thường phát sinh và gây hại nặng.
Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

Phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch I NÔNG DƯỢC ANT

 10:02 25/07/2023
Cây còi cọc, lá rụng, rễ cháy, đất chai cứng, cạn kiệt nguồn dinh dưỡng,... Là tình trạng phổ biến trên cây sầu riêng giai đoạn sau thu hoạch.
Giai đoạn này, cây sầu riêng cần được cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng giúp cây phục hồi nhanh chóng để chuẩn bị cho các đợt đi đọt và làm bông tiếp theo.
Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

Quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên sầu riêng I NÔNG DƯỢC ANT

 16:07 30/06/2023
Sầu riêng từ lâu được mệnh danh là vua của các loài cây ăn trái. Đi đôi với vị ngon, bổ, cùng giá trị kinh tế cao thì cây sầu riêng còn được biết đến là đứa con khó tánh nhất nhì. Ngoài việc phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vào đúng các giai đoạn thì việc quản lý các đối tượng sâu bệnh hại để đảm bảo sức khỏe cho cây là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay24
  • Tháng hiện tại3.285
  • Tổng lượt truy cập178.489
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây